Chùa Tam Chúc điểm đến bình yên cho những ai chạy trốn phố phường

518
Rate this post

Nếu bạn đang muốn chạy chốn khỏi phố xá ồn ào thì hãy thử ghé đến chùa Tam Chúc, đây là một điểm đến bình yên lý tưởng dành cho bạn. Nơi đây chỉ các Hà Nội khoảng 1,5 tiếng chạy xe.

Khu du lich tâm linh Tam Chúc với tổng diện tích lên đến gần 5.000 ha gồm có hồ nước thì rộng 1.000 ha, núi rừng tự nhiên 3.000 ha, các thung lũng 1.000 ha. Đây là điểm đến lý tưởng dành cho các chuyến đi cuối tuần.

Các điểm tham quan chính trong chùa

Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh và gắn với truyền thuyết tiền lục nhạc- hậu that tinh. Dựa theo đó mà trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía tây nam hướng về chùa hương thì có 7 ngọn núi là gần với làng Tam Chúc. Tích xưa kể rằng 7 ngọn núi này đều có một đốm sáng lớn tựa 7 ngôi sao, phát sáng ngày đêm. Ánh sáng từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn, nên 7 ngọn núi có tên gọi là Thất tinh (hậu thất tinh). Trước mặt chùa là hồ Tam Chúc, với 6 ngọn núi giữa lòng hồ, tương truyền là 6 quả chuông của nhà trời đưa xuống (tiền lục nhạc). Săn vé máy bay đi hà nội giá rẻ đến Tam Chúc khám phá cảnh đẹp ở đây.

Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như Sư Tổ Đạt ma, thiền sư Khuông Việt, thiền sư Đỗ Pháp Thuận, Thiền sư Nguyễn Minh Không, Hòa thượng Thích Thanh Tứ.

Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan Âm, Điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Tháp Ngọc. Chùa nằm ở phía tây và nhìn ra hồ Tam Chúc (hồ Lục Nhạc) – nơi được du khách  ví như “vịnh Hạ Long trên cạn”.

Tại Tam Chúc có ba báu vật ở trong chùa là cây bồ đề nằm ở trong khuôn viên điện Tam Thế, được chiết từ “Cây Bồ đề Vĩ Đại Cát Tường” ở thánh tích Mahamegha, Sri Lanka. Hai báu vật còn lại là Thiên thạch Mặt trăng và Vạc Đồng.

Điện Tam Thế chính là tòa nhà lớn nhất ỏ đây. Bước qua hàng cửa gõ chạm tinh xảo, du khách  sẽ nhìn thấy ba pho tượng Tam Thế, địa diện cho quá khứ, hiện tại và tương lai. Những cánh cửa gỗ lớn thì luôn mở rộng tại điện là một điểm được nhiều du khách lựa chọn để chụp ảnh.

Điện Pháp Chủ: nằm dưới điện Tam Thế. Điểm nhấn trong điện là 4 bức phù điêu lớn bao trùm các bức tượng. Mỗi bức phù điêu mô tả một giai đoạn bước ngoặt trong cuộc đời đức Phật Thích Ca mâu Ni, từ khi Ngài Đản sinh, Thành Đạo, Thuyết Pháp và Niết Bàn.

Điện Quan Âm thờ Phật nghìn tay nghìn mắt.

Chùa Ngọc có chiều cao là 15m và nó được xây dựng từ các phiến đá đỏ, có 3 tầng với mái cong, diện tích là 36 m2. Trong tháp đặt pho tượng được làm bằng đá ngọc năng khoảng 4.9 tấn.

Vườn cột kinh nằm ở sau cổng Tam quan đều là những cột kinh phục dựng giống như là Bảo Vật quốc gia cột kinh của chùa Nhất Trụ, cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. 32 cột kinh cao 13,5 m, rộng khoảng 2 m, nặng khoảng 200 tấn.

Giá vé và phương tiện di chuyển trong chùa

Giá vé xe điện khứ hồi (từ cổng chùa Tam Chúc đến khu chính điện và ngược lại) 90.000 đồng/ người. Sau đó, du khách sẽ tham quan chùa bằng đường bộ.

Nếu chọn dịch vụ đi du thuyền một chiều và vé xe điện một chiều, giá 200.000 đồng một người bạn mua vé máy bay đi điện biên đến Tam Chúc sẽ có cơ hội khám phá trọn vẹn Tam Chúc với hành trình: Trung tâm hội nghị quốc tế Vesak, ra bến thuyền, lên thuyền tham quan lòng hồ, đình Tam Chúc, bến thuyền trước cổng Tam Quan Nội (bằng du thuyền, thời gian 30 phút). Sau đó, bạn tiếp tục tham quan bằng đường bộ: vườn Kinh, điện Quan Âm, điện Pháp chủ, điện Tam Bảo, chùa Ngọc rồi đến cổng Tam Quan, lên xe điện di chuyển ra khu vực cổng chùa.

Các dịch vụ tại khu du lịch

Tiệc Trà Du thuyền sẽ diễn ra trong khung giờ 16h30 – 18h30 hàng ngày. Du khách sẽ có cơ hội nhìn ngắm hoàng hôn trên hồ Lục Nhạc. Đây cũng là nơi duy nhất tại Hà Nam, bạn có thể nhìn ngắm canarh hoàng hôn tan vào mặt nước.

Dùng bữa tại nhà hàng Thủy Đình nằm ở tầng 3 trung tâm hội nghị quốc tế Vesak, với diện tích 1.000 m2 và 55 bộ bàng ghế khảm trai. Nơi đây có công suất phục vụ tối đa 350 khách dùng bữa một lần.

Khách sạn: Nếu mệt mỏi sau một buổi sáng đi khám phá, bạn có thể thuê khách sạn nghỉ trưa để tiếp tục các hoạt động khám phá, hoặc là nghỉ qua đêm để ngày hôm sau tiếp tục hành trình tham quan chùa Bái Đính, di sản Tràng An (cách 40 km) hoặc chùa Hương (cách đó 4,5km). Giá phòng một đêm ở đây từ 900.000 đồng/phòng.

>>>>Du lịch đến thăm TPHCM thưởng thức lẩu bò tại những quán nổi tiếng này

Một số lưu ý khi đi Chùa

Du khách  nên mặc quần áo thoải mái để di chuyển nhưng cần lịch sự, kín đáo. Bạn cũng không nên thắp quá nhiều hương khi vào các điện, cũng như không nên xả rác bừa bãi.

Thời gian đẹp nhất để tham quan Tam Chúc là vào mùa xuân, thu, khi thời tiết mát mẻ. Vào mùa hè, du khách nên mang theo kính râm, áo và kem chống nắng, cùng mũ, ô.