Đất nước Thái Lan được mệnh danh là thiên đường du lịch nổi tiếng của Đông Nam Á, là điểm đến thu hút hàng triệu du khách mỗi năm. Đến với quốc gia xinh đẹp này, du khách không chỉ có cơ hội khám phá những điểm đến lý tưởng, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp hay thưởng thức những món ăn hấp dẫn mà bạn còn có thể hòa mình vào không khí náo nhiệt và sôi động của các lễ hội truyền thống độc đáo
1. Lễ hội Songkran
Lễ Songkran là lễ đón năm mới truyền thống của Thái Lan được tính vào ngày Đức Phật ra đời (13-15/4). Từ Songkran xuất phát từ tiếng Phạn, với nghĩa “lúc thời gian chuyển dịch, mặt trời đi từ khu vực Hoàng Đạo sang khu vực Kim Ngưu trong vũ trụ”. Trong ngày này, người dân Thái Lan đón mừng Đản sinh Đức Phật bằng việc phun nước vào người nhau để gột rửa hết buồn phiền của năm cũ, đón mừng năm mới với nhiều may mắn và hy vọng
Ngày lễ Songkran được chuẩn bị từ trước đó 1 ngày (12/4) mọi người cùng dọn dẹp nhà cửa, bỏ đi những đồ dùng đã cũ và sắm sửa đồ dúng mới. Ngày 13/4, mọi người nấu những món ăn truyền thống để sáng sớm buổi lễ (14/4) mang lên chùa, ngồi nghe giảng kinh và xếp hàng theo thứ tự chờ nhà sư cầm cành cây vẩy nước làm phép với ý nghĩa chúc phúc, may mắn cho mọi người. Tiếp đến họ sẽ đắp nhiều bảo tháp bằng cát trong chùa, cắm cờ lễ và hoa tươi lên đó chào mừng sự kiện này. Sau khi kết thúc nghi lễ, tất cả mọi người cùng đổ ra đường phố chính, dùng tất cả: máy bơm nước, xô, chậu, đặc biệt là súng nước để múc, té, phun nước vào nhau.
Trong quan niệm truyền thống của người Thái Lan, những ai được té càng nhiều nước vào người thì đen đủi sẽ qua, phát tài cả năm vì thế mọi người đều có thể thỏa sức té nước mà không cần lo ngại. Bên cạnh hoạt động té nước, trong thời gian diễn ra lễ Songkran còn có nhiều cuộc diễu hành, thi sắc đẹp được tổ chức. Ngoài ra, người ta còn nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc.
2. Lễ hội Loy Krathong
Loy Krathong (lễ hội hoa đăng) gây ấn tượng với du khách bởi ánh sáng lung linh, huyền ảo của hàng vạn cây nến thơm và đèn trời.
Lễ hội này được tổ chức vào tháng 11 với nhiều ý nghĩa và chứa đựng nhiều yếu tố thần thoại nhất của người Thái, được tổ chức vào đêm 15 tháng 12 theo lịch Thái.
Từ Loy trong tiếng Thái của nghĩa là thả nổi, Krathong là có nghĩa là cây nến nhỏ hoặc cây đèn nhỏ được gắn trên những chiếc bè làm bằng lá. Loy Krathong là lễ hội truyền thống đã được tổ chức hơn 700 năm với ý nghĩa bày tỏ lòng tôn kính đối với thần Nước và cầu xin thần tha thứ cho những hành động của con người trong cuộc sống khi làm ô nhiễm nguồn nước của người.
Màn đêm buông xuống cũng chính là lúc lễ hội Loy Krathong bắt đầu. Các đôi nam nữ, các cặp vợ chồng dắt tay con cái tay cầm những chiếc Krathong đi chơi hội.
Ở giữa mỗi chiếc Krathong là một cây nến thơm, hoa tươi và vải đủ màu sắc. Sau khi thắp đèn xong, ai nấy đều nhắm mắt lại, cầu khấn cho gia đình, người thân được bình an, hạnh phúc. Ngoài ra, cũng có nhiều đôi nam nữ rủ nhau đi thả đèn để cầu cho tình yêu bền chặt, sớm nên duyên vợ chồng.
3. Lễ hội Khao Phansa
Với hơn 90% dân số theo đạo Phật nên Phật Giáo nằm giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống và tín ngưỡng của người dân xứ Chùa Vàng. Lễ hội Khao Phansa là một trong những lễ hội lớn được tổ chức vào đầu tháng 7, đánh dấu mùa An cư của Phật Tử cũng như bắt đầu 3 tháng tịnh tu, không được rời khỏi chùa của các tăng sĩ ở Thái.
Trong lễ hội này, nhiều thanh thiếu niên Thái cũng xuống tóc tu hành để báo hiếu cũng như tích đức cho cha mẹ – đây là một trong những truyền thống ý nghĩa của người Thái. Tất cả nam giới Thái Lan từ bình dân bá tánh đến công hầu khanh tước đều trải qua một giai đoạn tu hành. Đây là lúc dân chúng dâng tặng áo cà sa mới cho các nhà sư.
4. Lễ hội Hoàng Gia
Lễ hội Hoàng Gia được tổ chức với nhiều ngày lễ quan trọng, trong đó có 2 lễ quan trọng nhất đó là: ngày sinh nhật Hoàng hậu và ngày sinh nhật Nhà Vua. Vào những ngày này, Toàn bộ các trường học và các cơ quan nhà nước đều phải được trang hoàng cẩn thận, các khu vực xung quanh Hoàng cung ở Bangkok được thắp đèn rực rỡ, kèm theo là bắn pháo bông.
Người Thái cũng tôn những công lao của vua Chulalongkorn được tri ân vào ngày hôm sau, khi ngày Chakri, tức là ngày thành lập của triều đại hiện nay và ngày Đăng quang, tức là ngày vua Bhumibol Adulyadej lên ngai vàng. Người dân đến đặt vòng hoa trước tượng của ngài. Hai hôm trước ngày sinh nhật của nhà vua, đội cận vệ hoàng gia mặc trang phục rực rỡ diễu binh bên cạnh cung điện hoàng gia để tuyên lại lời thề trung thành của họ.
Trước đây, đích thân nhà vua sẽ cử hành nghi lễ thượng điền, một nghi lễ được cử hành vào tháng 4 hàng năm để bắt đầu cho mùa gieo cấy. Những từ triều đại của vua Mongkut, nhà vua chỉ có mặt tại buổi lễ, còn người đại diện của ngài, thường là bộ trưởng Nông nghiệp, sẽ cày ba đường cày tượng trưng. Sau đó người ta đọc vài lời tiên đoán và giải đoán theo nhiều cách khác nhau cho nhà vua nghe.
5. Lễ hội ăn chay
Lễ hội ăn chay là lễ hội độc nhất của người Thái được bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng 9 âm lịch. Trong suốt 10 ngày diễn ra lễ hội, việc ăn thịt, trứng hay các thứ hành hẹ đều bị cấm.
Ở Bangkok, Lễ hội Ăn Chay được nhìn thấy rõ nhất là ở Yaowarat hay Chinatown – khu phố đặc trưng của người Hoa. Các biểu ngữ lớn và vô số cờ trang trí màu vàng rực có chữ 齋màu đỏ (mang ý nghĩa là chay tịnh) thật lớn ở giữa dễ gây sự chú ý được treo dọc đường nơi có các hàng quán bán thức ăn hay ngay trước các nhà hàng. Những người bán thức ăn dọc những con đường có treo cờ đều chỉ bán thức ăn chay và các nhà hàng cũng phải điều chỉnh cách thức để chế biến các món ăn không có thịt.
6. Lễ Hội Beer Thai
Lễ Hội Beer Thai kéo dài suốt từ tháng mười đến tháng mười hai. Nếu có chuyến du lịch đến Thái Lan bạn sẽ có dịp thưởng thức những loại bia địa phương mát lạnh thơm ngon. Ngoài ra còn phải kể đến những món ăn hảo hạng được phục vụ nhân dịp này bên cạnh những buổi biểu diễn âm nhạc. Vườn beer lớn nhất trong thành phố nằm trong The World Trade Centre là một địa điểm lý tưởng để bạn thưởng thức bia và không khí lễ hội.
7. Lễ hội thả diều quốc tế Kite Fastival
Lễ hội diều quốc tế Thái Lan thường được tổ chức vào tháng 3 hàng năm. Ý tưởng về lễ hội diều xuất phát từ việc cứ vào tháng 3 ở Thái Lan lại xuất hiện một đợt gió nóng thổi. Festival này được tổ chức nhằm bảo tồn truyền thống thả diều lâu đời của người dân nơi đây.